Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

| 'Bảo vệ chủ quyền biển đảo' vào đề thi Sử



Đề thi môn Lịch sử yêu cầu thí sinh giải thích tại sao Liên Hợp Quốc lại xác định nguyên tắc hoạt động là giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình và liên hệ với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam hiện nay.
Chiều 2/6, môn thi tự chọn thứ 2 là Lịch sử kết thúc lúc 17h30. Thí sinh hào hứng vì vấn đề thời sự đã được đưa vào đề thi. Ở câu 3 (3 điểm), đề yêu cầu thí sinh trình bày nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc? Đề cũng yêu cầu thí sinh giải thích tại sao tổ chức này lại xác định nguyên tắc hoạt động là giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. Từ nguyên tắc đó, hãy liên hệ với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam hiện nay.
Thí sinh Đặng Thi Minh Khuê, lớp 12 toán Amsterdam (Hà Nội) nhận xét, đề thi Sử này với em tương đối dễ vì đã được ôn hết trong năm.
"Em viết khá tốt câu hỏi 3 liên quan đến việc tranh chấp biển đảo bằng biện pháp hòa bình Xo so Soc Trang vì theo dõi sự kiện này liên tục qua các phương tiện thông tin. Em có nhắc tới Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển trong bài thi của mình", Khuê cho hay.
24-1230-1401706206.jpg
Học sinh xem lại bài XSVl sau môn thi. 
Do môn thi này chỉ được 11,5% thí sinh lựa chọn với khoảng 104.900 em trên cả nước nên nhiều hội đồng không có thí sinh dự thi. Đoàn thanh tra đột xuất của Bộ GD&ĐT do ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục dẫn đầu ghi nhận được hội đồng THPT Trưng Vương (huyện Văn Lâm, Hưng Yên) không có học sinh THPT nào thi môn Sử.
Tại hội đồng này, có khoảng 600 thí sinh dự thi, tuy nhiên hệ THPT không có thí sinh nào thi Sử, Địa, còn hệ giáo dục thường xuyên thì không có em nào thi Lý, Hóa, Ngoại ngữ. Hội đồng thi THPT Mỹ Hào (Huyện Mỹ Hào, Hưng Yên) cũng không có học sinh nào thi môn Sử trong số 553 thí sinh.
Ông Nguyễn Văn Tám, Giám đốc sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên cho biết toàn tỉnh chỉ có 7,4% học sinh thi Sử, 15 trên tổng số 36 hội đồng không có thí sinh thi môn Sử; 1 hội đồng thi ở Mỹ Hào chỉ có 1 thí sinh dự thi môn này, còn hội đồng THPT Kim Động có nhiều nhất với 126 em.
“Dù Bộ cho phép ghép thí sinh thi Sử sang hội đồng khác nếu các em đồng ý nhưng tỉnh thống nhất, dù chỉ có 1 học sinh thì vẫn tổ chức 1 phòng thi do tâm lý học sinh sợ lạ lẫm. Hơn nữa việc tổ chức phòng thi 1 thí sinh cũng không gây lãng phí vì tổng số giám thị không thay đổi, chỉ vất vả thêm cho cán bộ coi thi”, ông Nguyễn Văn Tám nói.
Tại Thanh Hóa, thí sinh chuyên ban C rất hào hứng với đề thi môn Sử vì chủ đề biển đảo tiếp tục được đề cập. Hài lòng với bài thi vừa hoàn thành, nữ sinh Thu Trang (THPT Lam Sơn) chia sẻ, em làm bài tốt, đặc biệt là câu hỏi về lịch sử thế giới. Ở ý b câu 3 yêu cầu liên hệ chủ đề biển đảo được em triển khai khá sâu sắc.
“Vấn đề biển Đông, việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong thềm lục địa Việt Nam và các giải pháp đối phó… đang rất nóng nóng bỏng ở cả chính trường trong nước và quốc tế, trước khi thi em nghĩ chắc chắn sẽ có phần này nên chuẩn bị kĩ lưỡng”, Thu Trang nói.
Còn tại TP HCM, hội đồng thi THPT Nguyễn Thị Minh Khai chỉ có 2 thí sinh chọn Sử. Đó là em Lâm Bảo Anh và Đinh Quế Trân, cả hai đều là học sinh lớp 12A11 của trường này. Bảo Anh tự tin cho hay, hai em đều học khối C nên đã quyết định chọn Sử là môn thi tốt nghiệp.
Tại hội đồng thi trường THPT Trần Đại Nghĩa, thí sinh Phạm Ngọc Hằng (Trung tâm GDTX quận 1) cho biết làm bài khá tốt. Câu 1 và câu 2 đều là những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa và đã được ôn tập, nếu học sinh nào nắm vững kiến thức cơ bản thì sẽ làm được bài.
Đặc biệt, câu cuối trong đề thi đã đề cập đến vấn đề Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và vai trò của Liên Hợp Quốc trong vấn đề giữ gìn hòa bình thế giới. Hằng đã nêu những vai trò cơ bản của Liên Hợp Quốc như duy trì hòa bình thế giới bằng việc buộc các nước tôn trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, độc lập dân tộc, không can thiệp vào nội bộ các nước...
Cũng từ những ý này Hằng khẳng định Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là vi phạm các quy tắc về luật biển của quốc tế.
Hằng cho rằng đây là hành vi xâm lược trắng trợn và Việt Nam sẽ kiên quyết đấu tranh để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ trong đó có chủ quyền về vùng đặc quyền kinh tế. Hằng cũng cho rằng Việt Nam nên đấu tranh bằng con đường đàm phán, hòa bình nhưng phải kiên quyết.
Cũng ra về trong tâm trạng hồ hởi, một thí sinh khác Xo so Ca Mau cho biết đã được bày tỏ quan điểm của mình trong việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép vào vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam. Thí sinh này trình bày đây là hành động ngang ngược của Trung Quốc và người dân Việt Nam sẽ cùng nhau đoàn kết để bảo vệ đất nước.
38-1183-1401706206.jpg
Học sinh hồ hởi sau ngày thi tốt nghiệp đầu tiên
Trước đó, thời gian làm bài thi môn Vật lý trôi qua khá nhanh với 40 câu trắc nghiệm kéo dài 60 phút. Đa số thí sinh đều đánh giá đề vừa sức, không đánh đố. Tuy nhiên, đề vẫn có một số câu phân loại thí sinh. Vương Đức Mạnh, (lớp 12A3, THPT Trần Phú, Hà Nội) cho biết em còn khoảng 5 câu chưa tính được, phải tích bừa đáp án. Còn Nguyễn Duy Lương (lớp 12T1, THPT Việt Đức) thì nhận xét phần câu hỏi về lượng tử và hạt nhân trong đề thi tương đối khó.
"Đề có tới 13 câu lý thuyết. Có khoảng 4, 5 câu khó nên em phải khoanh dựa trên sự may rủi vì chưa kịp tính", Lương cho biết.
Lê Đình Minh Sơn (THPT dân lập Hà Nội) thì nói có một số câu hỏi lý thuyết nội dung gần giống nhau, nếu không nắm vững kiến thức rất dễ bị nhầm lẫn. Sơn cho rằng thí sinh phải đọc kỹ và xử lý nhanh nếu không sẽ không kịp làm hết. 
Kết thúc ngày thi đầu tiên, thí sinh đã hoàn thành phần thi môn Văn, Vật lý hoặc Lịch sử. Ngày mai, thí sinh thi bắt buộc môn Toán và tự chọn Hóa học, Địa lý.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét