Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

Đầu tư giáo dục và y tế tại Đồng Bằng sông Cửu Long

Nguồn thu xổ số kiến thiết (XSKT) của các tỉnh, thành vùng ĐBSCL hàng năm ước khoảng 3.400 – 3.500 tỷ đồng, trước đây thực hiện theo cơ chế thu – nộp để hòa vào ngân sách.

Từ năm 2007, thực hiện nghị quyết (NQ) của Quốc hội (QH), Chính phủ đồng ý để lại địa phương để chi cho 2 lĩnh vực giáo dục và y tế (GD,YT), không xem XSKT là nguồn thu ngân sách thường xuyên. Tuy nhiên, thực tế không đúng như vậy…
Để lại tiền xo so ca mau nhưng giảm chi chương trình mục tiêu
images198516_8a
Cơ sở hạ tầng cho giáo dục ĐBSCL còn lắm khó khăn. Trong ảnh: Học sinh Đồng Tháp bơi xuồng đi học. Ảnh: T.M.T.
Lâu nay, ĐBSCL được xem là “vùng trũng” của GD, YT. Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, đến cuối năm 2006, các tỉnh trong vùng đã xây dựng hơn 12.000 phòng học theo chương trình kiên cố hóa trường lớp, trong đó, khoảng 9.350 phòng học đã đưa vào sử dụng, số còn lại đang xây dựng. Tuy nhiên, các phòng học xuống cấp và phải tiếp tục kiên cố hóa hơn 1.500 phòng.
Đầu tư cho GD (trước năm 2007) kém xa các vùng khác; tỷ lệ lao động qua đào tạo, sinh viên… thấp hơn cả Tây Nguyên. Tương tự, lĩnh vực YT khá khó khăn, nhiều trạm YT xã chưa có bác sĩ, các trung tâm YT huyện có khả năng điều trị bệnh nặng rất ít… Trước thực trạng này, lãnh đạo các tỉnh, thành trong khu vực đã đề xuất giữ lại nguồn thu XSKT để đầu tư cho GD, YT. Đề xuất này được chấp thuận như trong NQ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X sau đó là NQ của QH, đều nêu rõ: để lại địa phương để chi cho GD, YT (UBND tỉnh cân đối, bố trí trình HĐND), không xem XSKT là nguồn thu ngân sách thường xuyên.
Thế nhưng, trong năm kế hoạch 2007, nhiều địa phương phản ánh: bố trí nguồn này cho GD, YT lại bị Trung ương giảm nguồn chi các chương trình mục tiêu (thực chất chỉ là việc xử lý nguồn vốn) nên khó vực dậy 2 lĩnh vực bức xúc này của ĐBSCL. Tuy nhiên, cũng có một thực trạng khác là không ít địa phương nhập nhằng, dùng nguồn này để chi cho các lĩnh vực khác.
Tái đầu tư để phát triển là cần thiết

Một cán bộ ngành GD trong vùng bất ngờ: “Lúc đầu, chúng tôi nghĩ ngoài chương trình mục tiêu, Trung ương để lại nguồn XSKT là có chuyển biến mạnh về đầu tư. Ai ngờ, Trung ương lại giảm chi chương trình mục tiêu, thì cũng như không!”. GS Nguyễn Ngọc Trân từng phát biểu trên diễn đàn QH: “Khi tôi xem đầu tư xây dựng cơ bản cho An Giang và các tỉnh ĐBSCL, phát hiện ra tỷ lệ năm 2007/2006 được 125%, tôi rất mừng. Con số 125% này là dựa trên con số đầu tư xây dựng cơ bản, nhưng trừ xổ số. Nếu tính xo so vinh long như đã làm thì thật ra còn sút hơn, chỉ có 95,97%. Cách tính như thế này thì vốn đầu tư xây dựng cơ bản của An Giang và của những tỉnh trước đây cao thật sự là giảm”.
Một cán bộ lãnh đạo trong vùng có ý kiến: “Nói là không đưa XSKT thành một nguồn thu thường xuyên, ổn định của ngân sách nhà nước, nhưng khi dự toán phân bổ ngân sách Trung ương và địa phương năm 2007 lại ngầm xem đó như là một nguồn thu ăn chắc dù trên thực tế thu XSKT ngày càng khó khăn, nhất là năm 2006 nhiều địa phương không đạt chỉ tiêu Trung ương giao. Vậy nếu các địa phương thu từ XSKT không đạt như dự tính thì sẽ hụt một khoản ngân sách rất lớn, làm sao đảm bảo tăng đầu tư cho ĐBSCL một cách thực chất mà chúng ta biết hiện nay còn nhiều mặt yếu kém?”.
Quả thật, cách suy nghĩ như vậy làm cho các tỉnh có số thu từ xổ số bị thiệt thòi khi ngân sách Trung ương giảm mạnh phần bổ sung có mục tiêu vốn đầu tư năm 2007. Nếu năm 2007, các địa phương có thu từ nguồn XSKT đạt thấp sẽ gặp khó khăn, không đảm bảo ngân sách cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế xã hội, GD, YT. Ông Đặng Văn Xướng, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Long An, ví dụ: “Năm 2006, Trung ương phân bổ có mục tiêu vốn đầu tư là 264,7 tỷ đồng; năm 2007 chỉ có 73,948 tỷ đồng, tức là rất thấp. Ông Xướng đề nghị Trung ương xem xét lại và tăng phần bổ sung có mục tiêu vốn đầu tư năm 2007 cho các tỉnh có nguồn thu XSKT.
Theo ông Huỳnh Phong Tranh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, các bộ, ngành Trung ương cần thực hiện đúng NQ của QH và chỉ đạo của Thủ tướng để địa phương được chủ động bố trí và không giảm nguồn từ các chương trình mục tiêu quốc gia đầu tư cho ĐBSCL. Song song đó, các địa phương phải tập trung bố trí vốn trong 2 lĩnh vực GD, YT ; cần có danh mục ưu tiên đầu tư, có lộ trình nhằm phát huy hiệu quả đồng bộ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét