Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Một học viện chống lại cả một nền bóng đá

Thua đội bong da U19 Nhật Bản với tỷ số sát nút, cũng không ai dám nói là trình độ của chúng ta gần bắt kịp người Nhật. Khác biệt cơ bản giữa 2 bên đó là ta chỉ là 1 học viện có tăng cường, còn họ là sự kết tinh của nhiều học viện.

Cần nhiều bầu Đức và cần nhiều học viện HAGL-Arsenal.JMG

Có người nói vui U19 Việt Nam đá với U19 Nhật Bản chẳng khác nào 1 học viện riêng lẻ đang chống lại cả 1 nền bóng đá hùng mạnh – điều đó có khi không sai. 

Trên bang xep hang bong da anh U19 Nhật Bản vừa dự giải đấu tại Hà Nội chưa phải là đội mạnh nhất, chưa phải là đội chính thức của lứa U19 ở bóng đá nước họ (những cầu thủ tốt nhất của Nhật Bản đang bận dự J-League). Nhưng đội hình ấy vẫn 2 lần đá trên chân U19 Việt Nam.

Kỹ thuật của những Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường có thể gây khó dễ cho các đội bóng trong khu vực, có thể lạ xét trên mặt bằng của bóng đá Việt Nam nhiều năm qua, nhưng kỹ thuật ấy không làm gì nổi người Nhật. 

Dĩ nhiên, xét riêng về kỹ thuật, những cầu thủ U19 Nhật Bản vừa rời Hà Nội sau giải U19 Đông Nam Á – cúp Nutifood có khi còn hơn những cái tên vừa nêu trong đội hình U19 Việt Nam. 

U19 Việt Nam vẫn còn xa trình độ của U19 Nhật Bản
U19 Việt Nam vẫn còn xa trình độ của U19 Nhật Bản

Vái hơn rõ rệt nhất đấy chính là sự đồng đều của toàn bộ hệ thống đào tạo trẻ của bóng đá Nhật Bản so với chúng ta. U19 Nhật Bản là sự kết tinh của nhiều lò đào tạo trẻ ở xứ sở Phù Tang cùng chạy chung trong một hệ thống, theo một quy chuẩn đào tạo mà người Nhật nghiên cứu rồi đặt ra từ lâu nay.Tạp chí bóng đá xsag cung cấp nhiều hình ảnh đẹp cho người hâm mộ.

Trưởng thành từ hệ thống ấy, cầu thủ Nhật đạt đến trình độ cao là điều tất yếu. Nó khác với U19 Việt Nam thực chất chỉ là một học viện có tăng cường. 

Học viện của bầu Đức có tốt đến đâu cũng không thể làm thay cả một nền bóng đá trong việc hình thành nên một đội tuyển. Cầu thủ của bầu Đức có kỹ thuật tốt đến đâu, lạ đến đâu xét trên bình diện bóng đá Việt Nam cũng không thể nói là lạ, không thể hơn kỹ thuật của người Nhật.

U19 Nhật Bản có thể mất hơn nửa đội hình vẫn mạnh hơn chúng ta, mạnh hơn thấy rõ. Ngược lại, thử đặt trường hợp U19 Việt Nam mà không có Công Phượng, Tuấn Anh… thì đội bóng ấy sẽ ở đâu?

Để tạo ra sự đồng đều, để có nhiều Công Phượng, Tuấn Anh, bóng đá Việt Nam cần nhiều lò đào tạo như kiểu lò của bầu Đức, cần nhiều người tâm huyết với bóng đá trẻ, dám đổ tiền tấn để làm bóng đá trẻ như ông Đức.

Một học viện không thể làm thay việc của một nền bóng đá

Nếu chỉ cần một học viện mà có thể sánh ngang với người Nhật, nếu chỉ cần một ông bầu mà chúng ta có thể giúp cho cả nền bóng đá mạnh hơn, bóng đá Việt Nam mạnh lâu rồi, đâu cần đến công tác quản lý và sự định hướng của những người nắm vai trò điều hành.

Dĩ nhiên, để có được một học viện như dạng học viện của bầu Đức, người ta cần ít nhất 2 điều kiện rất quan trọng: Một là tâm huyết, hai là tiền, thật nhiều tiền.

Thật ra, ở Việt Nam, người giàu như bầu Đức, thậm chí giàu hơn không hiếm, người giàu có tâm huyết với bóng đá cũng không hiếm. Vấn đề là trước đây nhiều người không có phương pháp đúng để làm bóng đá trẻ, cũng như không có được sự định hướng đúng của cơ quan điều hành nền bóng đá để biết đường đi cho ngay. 

Tiếng vang cho đến thời điểm hiện tại của U19 Việt Nam, với nòng cốt là quân từ học viện của bầu Đức chính là mô hình và là phương pháp để từ đó có thể nhân rộng, rồi tạo ra nhiều tài năng trẻ dạng Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh, Hồng Duy, Văn Sơn…

Cần nhắc lại là con đường mà chúng ta đang muốn đi trong việc phát triển bóng đá trẻ là con đường mà người Nhật đã đi cách nay hơn 20 năm, trước khi cho ra thành quả là sự đồng bộ về chất lượng cầu thủ như bây giờ. 

Chắc chắn không thể có chuyện chỉ bằng 1 học viện và 1 ông bầu làm bóng đá mà người Nhật có thành quả như ngày hôm nay. Thành ra, thay vì tính chuyện hái quả từ lứa cầu thủ hiện tại, những người làm bóng đá nên xem đấy là hạt giống để cho “lai” ra nhiều lò đào tạo khác, nhiều thế hệ cầu thủ khác cho cả nền bóng đá, trước khi tính đến chuyện vươn ra khỏi vùng trũng Đông Nam Á.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét